Quyết định sa thải HLV Troussier sau thành tích yếu kém của ĐT Việt Nam: Thua đội yếu như Indonesia thì Không thể bào chữa thêm nữa

 

Thua Indonesia 0-1 trong trận cầu then chốt bảng D, tuyển Việt Nam sớm chia tay Asian Cup kèm theo sự hồ nghi đỉnh điểm cho triết lý kiểm soát của thầy phù thuỷ Philippe Troussier. Thậm chí, đại đa số CĐV muốn sa thải ông ngay lập tức.

Tuyển Việt Nam phải thắng Indonesia – bại tướng quen thuộc của chúng ta dưới thời HLV Park Hang-seo – để nuôi hy vọng mong manh đi tiếp tại Asian Cup 2024. Nhưng các học trò của thầy Troussier chỉ có thể trình diễn lối chơi bạc nhược và nhận thất bại từ một lỗi phạt đền sơ đẳng.

Chúng ta có lẽ không cần nói nhiều về tinh thần, ý chí của tuyển Indonesia nữa. Nhìn cái cách họ gục xuống sân cầu nguyện và ăn mừng trong mồ hôi, nước mắt, tất cả đều hiểu khát vọng một lần chiến thắng Việt Nam của xứ sở Vạn đảo trào dâng đến mức nào.


Một tuyển Indonesia rất khác

Nhưng chúng ta phải nói về con người và lối chơi của đối phương. Lần đầu tiên trong 4 năm qua, các cầu thủ Indonesia không đón tiếp Việt Nam bằng thái độ thù địch và những pha vào bóng triệt hạ. Các học trò của Shin Tae-yong đã thực sự chơi bóng và bằng một thứ năng lực vốn không hề tệ, họ hầu như dẫn dắt mọi thời điểm trên sân.

Indonesia tại Asian Cup lần này có những cầu thủ nhập tịch chất lượng tốt hơn, hoà nhập nhuyễn hơn với hệ thống chiến thuật của ông Shin. Nhờ đó, ông Shin có thể tự tin đặt dấu ấn của mình trong trận đấu với Việt Nam. Họ thắng trong tranh chấp tay đôi. Họ chiếm ưu thế hoàn toàn nhờ ý tưởng pressing ngay trên sân nhà của chúng ta. Họ cũng dễ dàng bẻ gãy các đợt lên bóng có chiều hướng tự phát mà tuyển Việt Nam chỉ thực hiện được một cách yếu ớt.

Trước Nhật Bản, đội bóng của HLV Troussier ghi được 2 bàn, cầm bóng đến 42% thời lượng. Trước Indonesia, chúng ta cũng chỉ cầm bóng được 57% (tỷ lệ này có được chủ yếu nhờ trong hiệp 2, đối phương chủ động nhường thế trận đá phản công), nhưng quan trọng là không ghi nổi bàn nào.

Ông Troussier trước giờ bóng lăn nhận định đá với Indonesia cũng khó khăn không kém gì Nhật Bản. Đó là điều duy nhất mà ông… đúng ở trận này.

Thực sự là lựa chọn áp sát của Indonesia khiến cầu thủ Việt Nam trong suốt hiệp 1 gần như không kịp thở. Nó rất khác với cách tiền vệ Nhật Bản nhẩn nha chơi theo phong cách cửa trên, giúp chúng ta có nhiều không gian, thời gian để tính toán và luân chuyển bóng.

Trong bàn cờ đã chuẩn bị rất kỹ của thầy Shin, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Thái Sơn ở trung tâm hàng tiền vệ liên tục bị cầu thủ Indo quây ráp và cắt đường kết nối với các vệ tinh xung quanh như Võ Minh Trọng, Phạm Xuân Mạnh, Nguyễn Quang Hải. Cách triển khai bóng của tuyển Việt Nam chỉ còn trông cậy vào chuyền dài từ các trung vệ và Nguyễn Văn Tùng, Phạm Tuấn Hải ở tuyến đầu coi như vô hại trước những người khổng lồ Justin Hubner, Sandy Walsh hay Jordi Amat.

Nếu có một điểm gì đó còn nuối tiếc với người Indo thì đó là khả năng dứt điểm. Sắc sảo hơn, họ sẽ không rời sân chỉ với 1 bàn. Trong khoảng thời gian cuối trận, khi tuyển Việt Nam buộc phải dồn lên để gỡ, các cầu thủ Indonesia đã có vô số thời cơ, thậm chí là lên bóng trước khung thành không còn Nguyễn Filip nhưng vẫn sút ra ngoài.

Và một tuyển Việt Nam… tan tác

Pha bóng mà chúng ta vừa nói ở trên có thể coi là tiêu biểu cho một trận đấu mà tuyển Việt Nam không có gì cả: không điểm, không lối chơi, không phương hướng.

Ông Troussier chứng kiến Indonesia chơi ngang ngửa một Iraq giàu thể lực và sáng tạo đã bày tỏ sự tôn trọng đối thủ, nhưng cách tiếp cận trận đấu của ông rõ ràng là mạo hiểm hơn khi cất Đỗ Hùng Dũng đang quen cảm giác thi đấu, thay bằng Nguyễn Quang Hải đã lâu ngồi dự bị. Ông muốn chủ động định đoạt trận đấu bằng thế trận thiên về tấn công và chìa khoá quen thuộc là kiểm soát bóng.

Nhưng bóng lăn chỉ 10 giây, người Indo đã cướp thành công một đường phối hợp từ nửa sân và uy hiếp trực diện bằng một cú sút buộc Filip Nguyễn phải vất vả chống đỡ. Trong 10 phút đầu tiên, Indonesia có 3 lần dứt điểm trong vòng cấm, liên tục nhồi bóng gây sức ép và điều ý nghĩa nhất mà họ làm được là đẩy chúng ta vào trạng thái hoang mang.

Nhìn danh sách ra sân thì không phải ông Troussier chọn phương án phòng thủ, nhưng trước sự tinh nhuệ của đối phương, các học trò của ông buộc phải co mình lại mà chịu trận. Tuyển Việt Nam đã không sẵn sàng cho tình huống này, bởi vậy, họ dễ dàng rơi vào thế bị động, thủ thì rối mà công thì cùn.

Cầu thủ trẻ Nguyễn Đình Bắc vắng mặt vì chấn thương là một thiệt thòi cho nhà cầm quân người Pháp, nhưng trong tương quan cả đội không có bóng để chơi, nếu góp mặt trên sân, e rằng Đình Bắc cũng rất khó khăn để đá đúng sức mình. Trong khi đó, Quang Hải chỉ còn là cái bóng mờ so với chính anh trước khi xuất ngoại một chuyến đầy bão táp.

Tuyển Việt Nam chỉ thực sự bùng lên ít phút đầu hiệp 2, nhưng ngay sau đó, khi HLV Shin Tae-yong xốc lại đội hình phòng thủ, cách chơi kiểm soát – không ở đẳng cấp cao – của chúng ta nhanh chóng sa vào bế tắc. Một loạt gương mặt trẻ già lẫn lộn mà thầy Troussier thay vào như Đỗ Hùng Dũng, Nguyễn Văn Trường, Lê Phạm Thành Long, Khuất Văn Khang, Nguyễn Văn Toàn, Vũ Văn Thanh… đều không thể là tác nhân gây đột biến.

Ai đó sẽ tiếc cho cú dứt điểm của Khuất Văn Khang quá vội vàng để đập chân hậu vệ Indonesia trong những phút cuối. Ai đó sẽ ước nếu Tuấn Anh băng vào sớm một chút nữa để đệm tốt hơn quả bóng cận thành. Ai đó sẽ trách cứ Nguyễn Thanh Bình với pha phạm lỗi sơ đẳng dẫn đến quả phạt đền… Nhưng những khoảnh khắc tiếc nuối hoặc sai lầm đó vẫn là quá nhỏ nếu nhìn vào toàn cục, hơn 100 phút thi đấu trong bối rối, căng thẳng và đừng dối lòng: sợ hãi.

Chúng ta sẽ không vì một giải đấu sớm thất bại mà gây sức ép lên cá nhân thầy Troussier. Chúng ta cũng đừng nên vì một chuỗi bất bại bị đứt gãy trước Indonesia mà phán xét chiếc ghế của HLV “phù thuỷ”. Nhưng chúng ta cần kiểm chứng tính hiệu quả của triết lý kiểm soát, nâng tầm mà tuyển Việt Nam đang vận hành. Triết lý đó đương nhiên là thức thời, tiến bộ, là thứ có thể giúp nền bóng đá vươn xa, nhưng ít nhất vào thời điểm này, nó chưa phù hợp với nguồn lực và các mục tiêu của đội tuyển.

Bây giờ, nhắc đến AFF Cup thôi, cũng đã là một cái gì đó xa xôi, gian khó hơn trước thật nhiều rồi…

Bài đăng phổ biến

Cô gái 4 chân, có 2 cái ấy: Từng ʟà niềm mơ ước của bao chàng trai bây giờ ra sao?

Vì sao đàn bà ”ăn vụng” giỏi ”chùi mép” hơn đàn ông?

4 hành động ‘bất thường’ của đàn ông khi trên giường chứng tỏ yêu bạn không lối thoát

Hầu hết phụ nữ d:ễ d:ãi ‘q:uan h:ệ’ với người khác nhất đều có 4 đặc điểm này, đàn ông tinh ý nhìn là biết ngay

3 thời điểm phụ nữ háo hức, cần đàn ông nhất, các anh biết nhắm trúng là "đổ gục" ngay

Đây là thời điểm phụ nữ có “nhu cầu” mãnh liệt nhất, thích lắm nhưng ngại nói ra

Phụ nữ ngoại tình với “trai lạ” thường có 3 hành động này trước khi đi ngủ: Chồng chuẩn bị tâm lý mất vợ

Vào tận khách sạn dý tại trận nhưng vừa nhìn ‘một thứ’ nú;;ng ní;;nh của bé pồ vợ liền lăn ra cười: Chịu luôn chồng à

Đàn ông đến tuổi 60 thường khiến phụ nữ sợ, vì sao vậy?